Thông tin về đầu tư
Kế hoạch cải cách hành chính của Ban Quản lý các khu công nghiệp, giai đoạn 2021 – 2025
Ngày đăng
30/08/2021 | 15:39
| View count: 47513
Ngày 26/8/2021, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh ban hành Kế hoạch số 849/KH-BQLKCN Về cải cách hành chính của Ban Quản lý các khu công nghiệp, giai đoạn 2021 – 2025.
Mục tiêu:
Thực hiện có hiệu quả các nội dung theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ (Nghị quyết số 76/NQ ngày 15/7/2021); Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh (Quyết định số 1271/KH-UBND ngày 18/8/2021) .
Tiếp tục đẩy mạnh CCHC nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng giải trình; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả; có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.
Xây dựng nền hành chính đảm bảo liên thông, đồng bộ, thống nhất và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là mục tiêu phục vụ của cơ quan. Trọng tâm cải cách hành chính trong 5 năm tới là: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, năng động, sang tạo, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý; phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Các nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính, giai đoạn 2021 – 2025
1. Về công tác chỉ đạo điều hành
Tổ chức, tự kiểm tra rà soát việc triển khai thực hiện kế hoạch CCHC hằng năm; chú trọng kiểm tra việc khắc phục tồn tại, khuyết điểm được chỉ ra từ đợt kiểm tra trước; những vấn đề ảnh hưởng đến kết quả chỉ số CCHC, PAPI,…
2. Về cải cách thể chế
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, cụ thể hóa các quy định của Trung ương; Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật.
3. Về cải cách thủ tục hành chính
100% TTHC được công bố, công khai, thông tin tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, đúng quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính, TTHC.
Tăng cường giải quyết gắn với kiểm soát, đánh giá, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, đẩy mạnh việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
4. Về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước
Thực hiện rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy của cơ quan, đơn vị theo hướng giảm đầu mối tổ chức trung gian, khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
Triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin;
Tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của các cơ quan hành chính trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ
5. Về cải cách chế độ công vụ
Tổ chức thực hiện hiệu quả và kiểm soát các nhiệm vụ của Trung ương, tỉnh giao, định kỳ hằng tháng tổng hợp và công khai kết quả thực hiện các nhiệm vụ.
Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng, ưu đãi và đào tạo, bồi dưỡng người có tài năng trong hoạt động công vụ.
Xây dựng chương trình, kế hoạch tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; cập nhật kiến thức liên quan đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tham mưu, kỹ năng xử lý tình huống,…
6. Về cải cách tài chính công
Rà soát, kết quả thực hiện nghiêm cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ.
7. Về xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số
Xây dựng Chương trình mục tiêu Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan giai đoạn 2021-2025. Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng số, hạ tầng CNTT, hạ tầng dữ liệu,… kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, phục vụ triển khai Chính quyền điện tử, xây dựng Chính quyền số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.Nghiên cứu, đề xuất việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc.
Căn cứ các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này, Ban Quản lý các khu công nghiệp yêu cầu Lãnh đạo phòng, Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban triển khai thực hiện.